Ca Cuoc Truc Tuyen

Thẩm tra báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2023 của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp cho biết giai đoạn t checker

【checker】Xử lý cán bộ kê khai tài sản không trung thực 'chưa tương xứng'

Thẩm tra báo cáo phòng,ửlýcánbộkêkhaitàisảnkhôngtrungthựcchưatươngxứchecker chống tham nhũng năm 2023 của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp cho biết giai đoạn tháng 10/2022-9/2023 có gần 60.500 cán bộ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu; hơn 545.500 người đã kê khai hàng năm; 44.000 người đã kê khai bổ sung; 162.000 người kê khai phục vụ công tác cán bộ.

Đến nay, khoảng 655.300 người đã được công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Trong đó, cơ quan chức năng đã xác minh 13.000 người và phát hiện 2.600 trường hợp vi phạm. Sai sót chủ yếu về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định.

Trong đó, số kê khai không trung thực bị xử lý kỷ luật chỉ 54 người. "Qua giám sát dư luận, cử tri cho thấy tình trạng vi phạm kê khai tài sản, thu nhập diễn ra còn nhiều", Ủy ban Tư pháp nhận xét, cho rằng con số này chưa tương xứng thực tế. Việc kiểm soát tài sản, thu nhập bước đầu phát huy hiệu quả nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Media Quốc hội

Do vậy, cơ quan này đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, rà soát Luật Phòng chống tham nhũng để kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu tại Kết luận của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.

Cùng với đó, Chính phủ sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đối với bộ, ngành trung ương; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động phối hợp trong công tác thu hồi tài sản, nhất là việc kê biên, phong tỏa, tạm giữ, phục vụ tổ chức thi hành án.

Ủy ban Tư pháp nhận định tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp; tình trạng thông đồng, cấu kết của cán bộ nhà nước với doanh nghiệp để tham nhũng, chiếm đoạt tài sản nhà nước diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực.

Nổi lên là sai phạm lớn trong lĩnh vực đăng kiểm, đất đai, y tế, giáo dục, quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá, trái phiếu, rửa tiền, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu một số cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực chưa cao. Việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức còn lỏng lẻo; năng lực, trình độ của một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu.

Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ hạn chế và nguyên nhân, đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống tham nhũng hiệu quả.

Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định tất cả cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Nếu kê khai không trung thực, cán bộ có thể bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Theo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 386.000 tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; kê biên 249 bất động sản và hơn 56 triệu cổ phần, cổ phiếu.

Sơn Hà

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap